Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Lớp chỉ huy trưởng công trình, dịch vụ cấp nhanh chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình



ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ CHỈ HUY TRƯỞNG CT TẠI HÀ NỘI,TP HCM VÀ CÁC TỈNH MỚI NHẤT, học phí ưu đãi, giảng viên đầu ngành, liên tục khai giảng.
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HÀ NỘI
Số: 358 /TB-VNC                   
  THÔNG BÁO
Viện Đào Tạo Cán Bộ Hà Nội khai giảng lớp Chỉ huy trưởng công trình tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Kính mời các cá nhân, các bạn sinh viên, tổ chức, Quý công ty, doanh nghiệp cử cán bộ tới tham dự khóa học.
Nội dung chính của chương trình
Chương 1: Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn luật xây dựng
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình
Chương 3: Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Chương 4: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 5: Quản lý khối lượng, tiến độ xây dựng công trình và tổ chức công trường xây dựng.
Chương 6. Quản lý chi phí xây dựng công trình
Chương 7: Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trên công trường xây dựng.
Chương 8: Chỉ huy trưởng công trình với công tác quản lý an toàn lao động
Chương 9: Một số điều cần biết đối với chỉ huy trưởng công trường
Thời gian và thủ tục nhập học:
Khai giảng vào các ngày 14,19,23 hàng tháng
Lớp ngày: Học vào thứ 6,7 và CN
Lớp tối: Từ tối thứ 2 đến tối thứ 6 trong tuần
Địa điểm:
Học chỉ huy trưởng tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc như:Huế,Đà Nẵng,Quảng Trị,Khánh Hòa,Quảng Bình,Cần Thơ,Hải Phòng,Quảng Ninh,Đồng Nai,Quảng Nam,Quảng Ngãi,Vũng tàu,Trà Vinh,Thanh Hóa,Nghệ An,Thái nguyên,Lai Châu,Yên Bái,Sơn La,Tuyên Quang,Bắc Cạn....
- Lớp chỉ huy trưởng tại Hà Nội: Trường Đào Tạo Cán Bộ Lê Hồng Phong-220 Đường Láng-Đống Đa-Hà Nội.
- Lớp chỉ huy trưởng tại HCM : Học viện Hành chính Quốc Gia – Số 10 Đường 3/2, P.12, Q.10- TP Hồ Chí Minh.
Tại các tỉnh xin liên hệ để được cập nhật thông tin chính xác nhất
Học viên làm thủ tục nhập học nộp 02 ảnh 3x4 và cung cấp các thông tin để ghi vào giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học.
Kinh phí: 1.000 000 đ/học viên/1 khóa học (bao gồm học phí, tài liệu và chứng chỉ cuối khóa).
Mọi thông tic chi tiết về  lớp học liên hệ:
Hotline: 0982 025 634/ 094.885.6678(Vũ Diệp) - Fax: (04)62 879 879
Email : vudiepvdt@gmail.com 
YM hỗ trợ trực tuyến 24/7 :vudiepvdthn
Cách liên hệ tốt nhất: Email,Call,Yahoo
Lưu ý: Học viên đăng ký học tại các tỉnh có thể gửi danh sách đăng ký tham gia lớp học bằng cách gửi mail,fax, call, Yahoo…

 Ngoài ra Viện liên tục khai giảng các lớp nghiệp vụ như Tư vấn giám  sát, Quản lý dự án, Chỉ huy trưởng, Thí nghiệp viên xây dựng.... và hàng tháng tại các tỉnh.

Đào tạo nâng cấp chứng chỉ nghề nâng bậc cho công nhân

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ MỞ RỘNG LIÊN KẾT VỚI CÁC TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ, ĐIỆN, HÀN, CƠ KHÍ, COFFA, ...., HỆ SƠ CẤP CHO CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CÁ NHÂN CÓ NHU CẦU HỌC TẬP.
 Căn cứ nhu cầu của các cơ quan,doanh nghiệp và các cá nhân về việc đào tạo bồi dưỡng các lớp ngắn hạn trình độ sơ cấp, nâng bậc thợ nhằm nâng cao tay nghề, xác định bậc thợ cho công nhân hàng năm.
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ thường xuyên tổ chức tuyển sinh đào tạo cấp chứng chỉ nghề hàn hệ sơ cấp, chứng nhận chứng chỉ nâng bậc thợ cho các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Các ngành nghề đào tạo bao gồm:
-         Kỹ thuật xây dựng
-         Thợ Điện công nghiệp
-         Thợ Điện dân dụng
-         Nghiệp vụ nấu ăn
-         Vận hành máy xây dựng
-         Vận hành máy đóng cọc
-         Thợ mộc XD và trang trí nội thất
-         Nề hoàn thiện
-         Cấp thoát nước
-         Tin học văn phòng
-         Cốt thép – Hàn
-         Thợ Hàn, Mộc, Coffa
-         Văn thư lưu trữ - hành chính văn phòng
-         Cắt gọt kim loại
-         Vận hành cần trục
-         Vận hành xe nâng
-         Vận hành máy xúc, máy ủi
-         Vận hành trực thăng
Hoàn thành khóa học học viên được cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề bậc thợ thời hạn từ 3 đến 6 tháng.
I. ĐỐI TƯỢNG:
ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH HỌC CHỨNG CHỈ NGHỀ HÀN HỆ SƠ CẤP: 
- Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 tuổi trở nên, có đầy đủ sức khỏe học tập công tác lâu dài.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
bậc thợ: Bậc thợ 3/7; 4/7 và 5/7 của các ngành nghề: Tiện - Hàn - Ô tô - Xây dựng (nề) - Điện công nghiệp - Điện lạnh.
Nội dung học:
Học theo chương trình sơ cấp, chương trình bậc thợ 3/7; 4/7; 5/7 do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định.
Văn bằng.
Cấp chứng nhận, chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa Sơ cấp; Khóa bậc thợ 3/7; 4/7 và 5/7 của các nghành nghề.
II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN NÂNG BẬC
- Có thâm niên 02 năm nếu nâng lên đến bậc 4
- Có thâm niên 03 năm nếu nâng từ bậc 5 lên đến bậc 7.
- Các trường hợp khác do hội đồng nhà trường xem xét quyết định
III. Hồ sơ yêu cầu:
-          02 bằng công chứng
-          02 CMT công chứng
-          02 ảnh màu cỡ 3x4
(Ngoài ra viện còn liên tục đào tạo các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ như tư vấn giám sát, chỉ huy trưởng, QLDA, Kỹ sư định giá....và tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề do các sở Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang cấp).
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO & BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HÀ NỘI
Địa chỉ: VP1: P407 Tòa nhà A Làng sinh viên Hacinco, P Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
VP2: Ngõ 106/6 đường Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Tp Hà Nội
Hotline: 0982 025 634 * 094 885 6678 – Ms Diệp ;
Email: vudiepvdt@gmail.com * Website: http://tuvanchungchi.blogspot.com
YM! Hỗ trợ trực tuyến: vudiepvdthn



Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư giám sát thi công xây dựng công trình

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư giám sát thi công xây dựng công trình; chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng
Ngày đăng:27/01/2005

HƯỚNG DẪN
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
(Hướng dẫn số 430/SXD-GĐCL ngày 19/01/2010 thay thế văn bản số 5560/SXD-GĐCL ngày 2/7/2009)
           

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
         
            Sở Xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
I. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề
(Thực hiện Điều 1 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề quy định tại mục III của Hướng dẫn này.
2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu còn giá trị sử dụng thì được công nhận để hành nghề. Khi hành nghề tại Việt Nam, các cá nhân này phải gửi bản dịch chứng chỉ hành nghề sang tiếng Việt có chứng thực hợp pháp cho Sở Xây dựng địa phương nơi cá nhân đó hành nghề biết để quản lý.
3. Cá nhân là công chức đang làm công việc quản lý hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.       
II. Lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng
(Thực hiện Điều 10 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:
          a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
          b) Thiết kế kiến trúc công trình;
          c) Thiết kế nội - ngoại thất công trình.
2. Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:
          a) Khảo sát xây dựng bao gồm:
Khảo sát địa hình;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Khảo sát địa chất thủy văn.
b)Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:
- Thiết kế kết cấu công trình;
- Thiết kế điện công trình;
- Thiết kế cơ điện công trình;
- Thiết kế cấp - thoát nước;
- Thiết kế cấp nhiệt;
- Thiết kế thông gió, điều hòa không khí;
- Thiết kế mạng thông tin - liên lạc trong xây dựng công trình;
- Thiết kế phòng cháy - chữa cháy;
- Thiết kế các bộ môn khác.
3. Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:
            a) Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;
- Giám sát công tác khảo sát địa chất thủy văn;
b) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
d) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
III. Điều kiện được cấp chứng chỉ
(Thực hiện Điều 6 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Điều kiện chung:
a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại mục IV của Hướng dẫn này và nộp lệ phí theo quy định.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
          a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
          c) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc (hoặc thiết kế nội - ngoại thất) ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
          a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
          c) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
          a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
          c ) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm  trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình  được nghiệm thu bàn giao;
          d) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành);
đ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.
IV. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BXD và các quy định sau:
1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
          Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư theo mẫu tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn này.
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 2 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp)
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
          Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 3 của Hướng dẫn này.
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 4 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Namhoặc nước ngoài cấp)
          3. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 5 của Hướng dẫn này.
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 6 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:
+ Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ đại học) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp(đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
+ Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình.
V. Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề
Việc cấp lại hoặc cấp bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện theo Điều 9 Thông tư 12/2009/TT-BXD và các quy định sau:
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp lại hoặc bổ sung nội dung trong các trường hợp sau:
a) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng;
b) Bổ sung nội dung hành nghề;
c) Chứng chỉ cũ bị rách, nát;
d) Chứng chỉ bị mất;
đ) Chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi.
2. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ hành nghề:
a) Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ;
b) Có chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc xin cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn);
c) Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề);
d) Không vi phạm các quy định trong hoạt động xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn xét cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề như đối với trường hợp xin cấp mới. Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét để cấp lại chứng chỉ cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định.
Đối với trường hợp xin cấp lại chứng chỉ do bị mất hoặc rách, nát thì Giám đốc Sở Xây dựng tự xem xét quyết định, không phải thông qua Hội đồng tư vấn.
4. Nội dung và thời hạn của chứng chỉ cấp lại được ghi như sau:
a) Ghi theo đúng nội dung và thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị mất hoặc rách, nát.
b) Ghi bổ sung nội dung hành nghề, theo thời hạn của chứng chỉ cũ đối với trường hợp xin cấp bổ sung nội dung hành nghề.
c) Đối với trường hợp hết hạn thì nội dung và thời hạn ghi trong chứng chỉ được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
5. Hồ sơ xin cấp lại, cấp bổ sung nội dung hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công xây dựng công trình được cấp lại cho các trường hợp (chứng chỉ cũ hết hạn; chứng chỉ cũ bị rách, nát; chứng chỉ bị mất; chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi), hồ sơ bao gồm:
- Đối với các trường hợp chứng chỉ cũ hết hạn; chứng chỉ cũ rách, nát; chứng chỉ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đã hết thời hạn thu hồi:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 7;
+ Chứng chỉ cũ.
- Đối với các trường hợp chứng chỉ bị mất:
+ Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 7;
b) Đối với trường hợp bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề:
- Đối với hồ sơ kiến trúc sư:
+ Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề kiến trúc sư theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 2 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp)
+ Chứng chỉ cũ
- Đối với hồ sơ kỹ sư:
Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề kỹ sư theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 4 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp)
+ Chứng chỉ cũ
- Đối với hồ sơ giám sát thi công xây dựng công trình:
Đơn xin bổ sung nội dung hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 8 của Hướng dẫn này.
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 6 của Hướng dẫn này. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm  về sự trung thực của nội dung xác nhận.
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:
·   Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ đại học) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp(đối với chứng chỉ cấp cho cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
·   Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình.
+ Chứng chỉ cũ..
VI. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng(Thực hiện Điều 8 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
1. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Mục IV và mục V Hướng dẫn này và kèm 02 ảnh mầu cỡ 3x4 chụp trong năm xin đăng ký gửi tới Sở Xây dựng nơi xin cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
4. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.
5. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề (kể cả trường hợp xin cấp lại hoặc xin bổ sung nội dung hành nghề) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
VII. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm tại phòng Hành chính quản trị Sở Xây dựng (Số 52  Phố Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu (ngày lễ, ngày tết nghỉ).
- Thời gian trả kết quả: từ 14 giờ đến 16 giờ 30 thứ hai và thứ tư (ngày lễ, ngày tết nghỉ).
Khi đến nộp hồ sơ và nhận kết quả, người xin cấp chứng chỉ phải xuất trình chứng minh thư (đối với công dân Việt Nam), hộ chiếu (đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
2. Lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình là 200.000 VNĐ (Hai trăm ngàn đồng).
                                                             Sở Xây dựng Hà nội

File đính kèm :
                              1. Mẫu cấp Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư
                         4.  Mẫu xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề các loại
                         5. Mẫu xin bổ sung nội dung hành nghề