Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Thủ tục kê khai sát hạch cho cá nhân

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHO CÁ NHÂN
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từ 7 năm trở lên. (Số năm được tính trên ngày, tháng cấp bằng ĐH cho tới thời điểm cấp chứng chỉ).
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từ 5 năm trở lên. (Số năm được tính trên ngày, tháng cấp bằng ĐH cho tới thời điểm cấp chứng chỉ).
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp,có thời gian kinh nghiệp từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
- Khảo sát địa hình;
- Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với loại hình khảo sát được quy định tại Điều 73 của Luật Xây dựng năm 2014 như sau:
a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 1 (một) dự án nhóm A hoặc 5 (năm) dự án nhóm B hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp I hoặc 3 (ba) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.
a) Hạng I: Đã làm chủ trì thiết kế ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng tỉnh hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch vùng huyện, 5 (năm) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;
b) Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;
c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành của các đồ án quy hoạch xây dựng;
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô dân số tương đương với đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn;
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn.
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế nội - ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan;
c) Thiết kế kết cấu công trình;
d) Thiết kế điện - cơ điện công trình;
đ) Thiết kế cấp - thoát nước;
e) Thiết kế thông gió - cấp thoát nhiệt;
g) Thiết kế mạng thông tin - liên lạc trong công trình xây dựng;
h) Thiết kế phòng cháy - chữa cháy.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng:
a) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
a) Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng đối với từng hạng như sau:
a) Hạng I: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II;
b) Hạng II: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III;
c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tất cả các cấp;
b) Hạng II: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp I trở xuống;
c) Hạng III: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp II, cấp III.
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
c) Đo bóc khối lượng;
d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
e) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng:
a) Hạng I: Đã tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng hoặc chủ trì lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 (một) dự án nhóm A hoặc 3 (ba) dự án nhóm B hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 2 (hai) công trình cấp I hoặc 5 (năm) công trình cấp II;
b) Hạng II: Đã tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng hoặc chủ trì lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 (một) dự án nhóm B hoặc 3 (ba) dự án nhóm C hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 3 (ba) công trình cấp II hoặc 10 (mười) công trình cấp III;
c) Hạng III: Đã tham gia lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 (một) dự án nhóm C hoặc 2 (hai) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 10 (mười) công trình cấp IV.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện tư vấn định giá xây dựng không phân biệt nhóm dự án và cấp công trình xây dựng;
b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện tư vấn định giá xây dựng dự án từ nhóm B trở xuống và công trình từ cấp I trở xuống;
c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện tư vấn định giá xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và công trình từ cấp II trở xuống.
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng.
2. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do cơ sở hợp pháp cấp.

3. Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng 

3 nhận xét: